Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ của một bạn gốc Việt là giáo viên ở Đức

Làm giáo viên ở Đức không dễ chút nào, đặc biệt là đối với một người lớn lên ở một đất nước với văn hoá giáo dục khác hẳn như mình. Giáo viên không giữ vai trò là "người cha, người mẹ thứ hai" của học sinh, mà chỉ đơn giản là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tiếp cận kiến thức. Giáo viên là người truyền đạt kiến thức, nhưng học sinh không phải mặc nhiên chấp nhận kiến thức đó là đúng, mà có quyền đưa ra câu hỏi, phản biện, đưa ra lập luận của mình từ một góc nhìn khác. Sự cởi mở đó giúp cho người học phát triển được tư duy độc lập, nhưng mặt trái của nó là sự mệt mỏi của người dạy. Để được học sinh tôn trọng và yêu mến không hề dễ chút nào. Mặc dù làm giáo viên bên này một năm được nghỉ gần 3 tháng có lương, một ngày chỉ dạy 5 tiếng, mà ngày nào về đến nhà cũng thấy mệt nhoài.

Là một người nghiên cứu về các phương pháp giáo dục, mình rất "đau lòng" khi phải to tiếng với một học sinh nào đó vì bất kì lý do gì. Mỗi đứa trẻ đều có một tài năng nào đó, và trường học nên là nơi để chúng khám phá ra được điểm mạnh của mình, chứ không phải là cái băng chuyền phân loại học sinh theo thành tích. Những học sinh nào có "chất lượng tốt" sẽ được chuyển sang các "công đoạn tiếp theo", còn những học sinh có "chất lượng kém" sẽ bị "loại bỏ". Điều đấy thật không công bằng, vì có nhiều dạng tài năng không thể đánh giá bằng những bài kiểm tra kiến thức đơn thuần. Khi làm việc ở German European School Singapore, mình cũng đã gặp rất nhiều những học sinh "có vấn đề", chúng không thể ngồi yên một chỗ quá vài phút và luôn gây ồn ào. Nhưng thay vì bị trách mắng, giáo viên sẽ tìm cách để "thích nghi" với chúng. Rèm cửa được kéo xuống để ánh sáng không lọt vào, giúp học sinh dễ tập trung hơn. Trong khi làm bài tập, học sinh được phép lấy phone ra nghe nhạc, miễn là không làm ồn, không chạy nhảy linh tinh. Những học sinh đặc biệt kém sẽ được kèm phụ đạo sau buổi học. Và thay vì trách mắng một học sinh "có vấn đề" thì giáo viên sẽ ngồi xuống nói chuyện với phụ huynh để hiểu rõ về hoàn cảnh cá nhân của học sinh đó. Còn bây giờ khi dạy ở trường công, những gì mình học được từ trước đem áp dụng ở đây dường như khiến đồng nghiệp cảm thấy lạ. Có người hỏi mình có thể nghiêm khắc được không, có thể giận giữ được không? Mình tự nghĩ làm sao phải làm như thế nhỉ? Để có thể làm việc với nhau hiệu quả và lâu dài, cần hơn hết là sự tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt là khi trong một lớp học có sự hiện diện của nhiều quốc gia.

Học tiếng Đức xin mời tham khảo blog gia sư tiếng Đức Hà Nội

 
Scroll to top